xoi lac 2

Thảo luận biện pháp đưa trường học thành nơi "hạnh phúc", nhiều hiệu trưởng từ các tỉnh thành đề xuấ báo mới

【báo mới】Nỗi lo học sinh mất động lực khi bỏ xếp hạng theo điểm số

Thảo luận biện pháp đưa trường học thành nơi "hạnh phúc",ỗilohọcsinhmấtđộnglựckhibỏxếphạngtheođiểmsốbáo mới nhiều hiệu trưởng từ các tỉnh thành đề xuất bỏ xếp thứ tự học sinh theo điểm số. Đây được đánh giá là biện pháp nhằm giảm bớt áp lực cho phụ huynh, "cởi trói" cho học trò.

Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Nguyn Tiến Dũngchia sẻ: "Đã bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ học sinh phải xếp hạng điểm số nhưng có mang lại lợi ích hay thành công gì không? Hay điều đó chỉ mang lại sự xấu hổ, lo lắng, thậm chí áp lực cho cả học sinh và phụ huynh, nhất là những em có năng lực học tập không tốt. Hãy học tập phương pháp giáo dục phân loại thành ba cấp độ:

- Cấp độ 1: học sinh có năng lực học giỏi tiếp tục học đại học và nghiên cứu;

- Cấp độ 2: học sinh khá theo học các trường nghề;

- Cấp độ 3: học sinh trung bình và yếu hướng theo lao động chân tay.

Đó là mô hình và phương pháp giáo dục của Đức và một số nước phát triển. Còn kiểu đào tạo hiện nay ở ta sẽ gây thừa thầy, thiếu thợ và tạo áp lực lên học sinh trong khi kết quả không mấy khả quan".

Trong khi đó, bạn đọc Khoazylại bày tỏ lo ngại khi không có sự xếp hạng, đánh giá học sinh: "Trong bất cứ ngành nghề và lĩnh vực nào, xếp hạng đánh giá chính là động lực phấn đấu của mỗi cá thể. Không có áp lực thì không thể phát triển, 'no pain no gain'. Đó cũng là tiêu chí giáo dục của các nước phát triển lân cận. Giáo dục không áp lực chắc chắn sẽ thất bại.

Cũng như chuyện thi tuyển đầu vào ở các trường công. Đã một thời gian dài, chúng ta bỏ qua thi đầu vào, bằng chứng cho thấy các trường từng có chất lượng tốt nay bị xuống cấp nghiêm trọng. Đơn cử trường ở chỗ tôi, từ một trường top đầu của tỉnh phải thay đổi giáo án xuống dễ hơn để phù hợp hơn cho nhiều học sinh yếu, kéo theo những học sinh có năng lực không thể phát triển hết khả năng. Từ một trường lúc nào cũng có học sinh giỏi cấp tỉnh, vài năm trở lại đây số lượng đoạt giải Nhất tỉnh gần như không thấy. Và rồi bây giờ, trường lại thay đổi quy định, quay lại thi tuyển đầu vào".

>> Tôi không ép con lấy cần cù bù thông minh

Cùng chung nhận định, độc giả Minh LQphân tích: "Hệ thống xếp loại điểm số không phải là nguyên nhân gây 'bất hạnh' cho học sinh, mà vấn đề nằm ở chính cha mẹ và thầy cô. Sự kỳ vọng, sĩ diện thái quá, đem thành tích học tập của con ra làm một thứ trang sức, không quan tâm đến tâm tư của trẻ, không là chỗ dựa tinh thần cho con cái mới là thứ bóp nghẹt tuổi thơ của học sinh. Còn thầy cô cũng vì áp lực thành tích mà bằng mọi cách thúc ép các em.

Cho nên, có hay không có điểm số, xếp loại (cả việc bằng cấp loại giỏi hay dở) cũng sẽ không có nhiều thay đổi nếu cha mẹ, thầy cô không đổi thay để học sinh được hạnh phúc. Cha mẹ nên là người dẫn đường cho con (tìm hiểu, hướng dẫn con khám phá ra sở trường sở đoản của mình, giúp con tự đặt ra giới hạn phù hợp cho bản thân...), là chỗ dựa tinh thần cho con (hướng dẫn con vượt qua cảm xúc tiêu cực, tự đứng lên từ thất bại, dạy cho con về lối sống nhân văn...), là người bạn tin cậy (giúp con cảm thấy mình được tôn trọng, cải thiện tình cảm và khoảng cách trong gia đình...).

Thầy cô cũng nên được cởi trói về thành tích, để có thể đối xử công bằng với mọi học sinh, tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng bản thân, cải thiện để vươn lên. Bên cạnh đó, trường học cũng phải là một môi trường bình đẳng, có kỷ luật nghiêm minh, công bằng để học tập và rèn luyện (không nên nuông chiều thái quá). Chỉ cần vậy thôi là học sinh hạnh phúc rồi".

"Chỉ nên đánh giá xếp hạng theo top đầu, ví dụ công khai top 3, top 5, top 10, những bạn có thành tích xuất sắc nhất, phân loại theo thứ tự giảm dần. Còn những học sinh còn lại không nên bị xếp loại chi tiết và đọc tên công khai, vì có thể làm các các em khủng hoảng. Ví dụ như sau: một lớp có 50 học sinh, nên hân loại top 3 học sinh xuất sắc nhất, top 10 em tiếp theo có thành tích khá, còn lại không đề cập chi tiết. Như vậy, các em ở top dưới sẽ ít bị khủng hoảng, mặc cảm, và sẽ có động lực cố gắng để vươn lên top những học sinh có thành tích nổi bật", bạn đọc Anh chàng đơn côinói thêm.

Cho rằng việc xếp hạng là cần thiết, bạn đọc Usahanoinhấn mạnh: "Trong thể thao có huy chương vàng, bạc, đồng, rồi top 5 top 8, top 10, top 16..., xếp hạng cá nhân, đồng đội, quốc gia... Trong rất nhiều lĩnh vực, ngay cả cuộc thi mang tính giải trí như thi hoa khôi, hoa hậu... người ta cũng đều phải xếp hạng cả. Nên chúng ta cần bàn xem xếp hạng như thế nào cho đơn giản, thực chất, và không gây sức ép quá lớn lên học sinh yếu kém chứ không phải bỏ hẳn. Theo tôi, chỉ nên xếp hạng theo nhóm, top 5 học sinh có điểm cao nhất, top 10, top 20 và nhóm còn lại. Vậy là những học sinh sẽ biết được mình ở nhóm nào, không bị áp lực".

Độc giả Ngdtungkết lại: "Bỏ hẳn xếp hạng sẽ không ổn. Thay vào đó, chúng ta vẫn nên xếp, hạng nhưng chỉ nêu tên các em trong top 3, top 5 hoặc top 10 tùy theo quy mô lớp hay trường. Còn các thứ hạng bên dưới, bản thân học sinh sẽ tự biết mình đang đâu trong lớp, qua đó tự đặt ra kế hoạch cho mình để phấn đấu cải thiện vị trí".

Lê Phạmtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap